Known as the 'King of Kings' of all Buddhist scriptures because of its profundity and great length (eighty-one rolls containing more than 200,000 characters), this Sutra contains the most complete explanation of the Buddha's state and the Bodhisattva's quest for awakening.
In the words of the Venerable Master Hsuan Hua: "The Flower Adornment Sutra is the sutra of the Dharma-realm and the sutra of empty space. To the exhaustion of the Dharma-realm and empty space, there is no place where the Flower Adornment Sutra is not present. Wherever the Flower Adornment Sutra is found, the Buddha is to be found, and also the Dharma and the Sangha of worthy sages. That is why when the Buddha realized proper enlightenment, he wished to speak the Great Flower Adornment Sutra, to teach and transform the great masters of the Dharma-body. Since this sutra was a sutra of inconceivable wonder, it was then concealed within the dragon's palace for the dragon king to protect. Afterwards, Nagarjuna ('dragon-tree') Bodhisattva went to the dragon's palace, memorized it, and brought it back.
"The Flower Adornment Sutra is like an auspicious cloud in empty space, which extends throughout the Three Thousand Great Thousand World-System, raining down the sweet dew of Dharma rain to moisten all living beings. The Flower Adornment Sutra is also like the sun, which everywhere illumines the Three Thousand World Realms, bringing warmth to every single living being. The Flower Adornment Sutra is also like the great earth, which can produce and grow myriad existing things. Therefore, it can be said that any period in which the Flower Adornment Sutra exists is a period in which the proper Dharma long remains.
"Consequently, in our daily investigation and lecturing of the Flower Adornment Sutra, the essential is to rely upon the Sutra's principles to cultivate to use the Sutra as a cure for our own personal faults. Those who are greedy, after hearing the Flower Adornment Sutra, should rid themselves of greed. People who have hatred, upon hearing the Sutra, should give up their hatred; and those who are stupid should stop being stupid. The principles discussed in the Sutra are designed to correct our faults and bad habits. It is absolutely not the case that the Sutra was Dharma spoken for Bodhisattvas with no relation to us, or that it was Dharma spoken for Arhats with no relevance to us. Don't think, 'All I can do as an ordinary person is listen to the Sutra. I could never aspire to the states of a sage.' To think that way is to throw yourself away, to separate yourself from the sages.
"From the beginning to the end of the Flower Adornment Sutra, every phrase of the Sutra is an unsurpassed Dharma jewel. If we are able actually to apply the principles and cultivate according to the principles of the Sutra, then we are certain to become Buddhas. For that reason, the Flower Adornment Sutra can be called the mother of all Buddhas. The Flower Adornment Sutra is the Dharma-body of all Buddhas."
Source: https://extension.drbu.edu/flower-adornment-sutra.html
1- Khái niệm về lịch sử kinh Hoa Nghiêm
Về mặt học thuật, chúng ta học lịch sử phần lớn căn cứ vào dữ liệu mà người trước đã ghi lại để đánh giá. Nhưng đứng ở lãnh vực tôn giáo để quan sát, chúng ta lại có nhận thức về lịch sử khác hơn là những điều được các nhà học thuật ghi nhận.
Từ hiểu biết theo học thuật thông thường, tiến lên một bước nữa để hiểu lịch sử Đại thừa Phật giáo theo tinh thần của người tu có niềm tin, có trí tuệ. Và bước sang lịch sử kinh Hoa Nghiêm, chúng ta phải phát Bồ đề tâm. Có thể nói, chúng ta học Đại thừa bằng Bồ đề tâm của chính mình, không học bằng vọng thức, nghĩa là tiếp nhận tinh ba của giáo nghĩa bằng tâm hồn thanh tịnh, không phải chỉ dừng lại ở phân tích, học hiểu theo văn tự, ngữ ngôn.
Kinh Hoa Nghiêm có ba bộ: Bộ thứ nhất gọi là Đại Hoa Nghiêm do Pháp thân Tỳ Lô Giá Na chuyển. Bộ thứ hai là Trung Hoa Nghiêm do Báo thân Lô Xá Na chuyển và bộ thứ ba do -ng thân Thích Ca Mâu Ni Phật thuyết.
Như vậy, kinh Hoa Nghiêm có cái nhìn về Đức Phật khác hơn các hệ tư tưởng khác và đương nhiên cũng khác với lịch sử thông thường mà chúng ta học.
Cả ba bộ kinh này đều ở cung rồng Ta Kiệt La. Nhưng hai bộ đại kinh và trung kinh quá đồ sộ, không thể mang về, nên ngài Long Thọ Bồ tát chỉ thỉnh được bộ Tiểu Hoa Nghiêm gồm có 100.000 bài kệ. Và mang về nhân gian, Ngài lọc lại, chỉ còn một nửa là 45.000 bài kệ.
Bộ Tiểu Hoa Nghiêm mà ngài Long Thọ đem về, rồi truyền sang Trung Hoa, được dịch ra tiếng Trung Hoa, còn lại ngày nay hai bộ. Bộ Hoa Nghiêm 60 quyển do ngài Giác Hiền dịch đời Tấn và bộ 80 quyển dịch ở đời Đường, dưới sự bảo trợ của Tắc Thiên hoàng đế, quen gọi là Võ hậu.
Bộ kinh Hoa Nghiêm mà chúng ta tu học chủ yếu nương theo bộ kinh đời Đường. Kinh Hoa Nghiêm do Báo thân viên mãn Lô Xá Na và kinh do Pháp thân Tỳ Lô Giá Na Phật chuyển thì chúng ta không thấy được Báo thân và Pháp thân Phật, nên không thể nghe, không thể đọc và không hiểu được.
Điều này gợi cho chúng ta ý thức rằng khi học Phật pháp, nhất là học Đại thừa, đòi hỏi quá trình thiết thân thể nghiệm pháp trong cuộc sống.
Hiểu kinh Hoa Nghiêm là từ văn tự đi vào tư duy, vào thiền định, phát sinh được trí tuệ và dùng trí tuệ quán sát mọi sự, mọi vật. Nói cách khác, kinh Hoa Nghiêm dẫn chúng ta vào pháp giới hay nhìn thế giới chân thật. Và biết được việc ở dạng chân thật, thì ta không còn lỗi lầm trên sinh hoạt hiện tượng của cuộc đời. Kinh Hoa Nghiêm muốn dạy ta cốt lõi ấy.
Theo phán giáo của ngài Trí Giả, Đức Phật nói kinh Hoa Nghiêm 21 ngày. Chỉ có 21 ngày ngắn ngủi, làm sao Phật nói được vô lượng bài kệ gọi là vi trần? Trong khi các bộ kinh khác, Đức Phật nói trong thời gian dài hơn mà lại không nhiều.
Phật nói Hoa Nghiêm 21 ngày trong thiền định. 21 ngày của cuộc sống vật chất theo đời thường tất nhiên quá ngắn ngủi. Nhưng 21 ngày tư duy thiền định thiết nghĩ thật lớn lao không thể tính được. Ai không hành đạo, không công phu tu tập không thể nào biết được điều này.
Một niệm tâm trong thiền định, Bồ tát cứu độ được vô số chúng sanh. Ngài Thiên Thai chứng được 3.000 pháp biến dịch trong một niệm tâm. Và 3.000 pháp này tác động lẫn nhau, tạo thành trùng trùng duyên khởi theo Hoa Nghiêm.
21 ngày Phật tư duy dưới cội bồ đề lại càng lớn không thể tưởng, vì hoạt động dưới dạng Pháp thân, trở thành đại tự nhiên. Tư duy bằng vọng niệm chẳng là bao. Nhưng tư duy dưới cội bồ đề nghĩa là ở dạng bản thể của sự vật, ở chơn như tâm thì Phật, chúng sanh và tâm, tuy ba nhưng thông làm một.
Từ bồ đề đạo tràng, Phật thuyết kinh Hoa Nghiêm 21 ngày, nhưng thuyết được tất cả. Thuyết tất cả, nghĩa là thuyết những gì xảy ra từ khi Ngài phát tâm Bồ đề và giáo hóa chúng sanh cho đến ngày thành Phật. Và hiện giờ, Ngài đang tiếp tục giáo hóa. Tất cả mọi người trên khắp năm châu bốn biển vẫn đang tiếp tục học pháp với Tỳ Lô Giá Na Phật, là ý nghĩa quan trọng nhất của lịch sử kinh Hoa Nghiêm theo tinh thần Đại thừa.
Thật vậy, Đức Phật vẫn còn giáo hóa và hộ niệm cho chúng ta, nên chúng ta mới tu học được. Nếu không có lực gia trì đó, Phật pháp không thể tồn tại đến ngày nay.
Thái độ của người học Phật giáo Đại thừa nói chung và lịch sử kinh Hoa Nghiêm nói riêng, là phải thấy cái bao la vô cùng tận, còn cái chúng ta hiểu được giống như con muỗi uống nước biển. Tôi thấm thía ý này trong kinh Pháp Hoa dạy rằng khi nào tu tròn hạnh Bồ tát, thành Phật mới hiểu được Phật. Vì vậy, cho rằng học hết giáo lý là xong, quả là sai lầm lớn.
Trên tinh thần bao la vô tận của Phật pháp, chúng ta phải nhận ra thọ mạng Phật pháp tồn tại thường hằng miên viễn ở dạng Pháp thân vĩnh hằng bất tử. Đức Phật chỉ phương tiện hiện Niết bàn, nhưng kỳ thực Ngài vẫn hiện hữu ở khắp mọi nơi, ở bên cạnh chúng ta trong từng niệm tâm vậy.
Nguồn: https://thuvienhoasen.org/a1524/gioi-thieu-kinh-hoa-nghiem